Tại sao các bà mẹ bị rong kinh sau khi sinh?
Thông thường chu kì kinh nguyệt của người khỏe mạnh kéo dài từ 21 đến 35 ngày, thời gian hành kinh (có kinh nguyệt) là 3-5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, hoặc đã hết 1 vài ngày nhưng lại tiếp tục bị thì đó chính là trạng thái rong kinh.
Thậm chí có chị em còn phải chịu đựng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài tới 15 ngày. Các mẹ sau sinh có nhiều người bị rong kinh. Đặc biệt kinh nguyệt ban đầu có màu đỏ tươi, kèm các cục máu đông và còn bị đau bụng dưới cũng như khá mệt mỏi.
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rong kinh sau khi sinh?
- Sự mất cân bằng hóc môn sau khi mang thai và sinh con là nguyên nhân đầu tiên khiến các mẹ bị rong kinh và rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
- Nội mạc tử cung dày lên khiến lớp nội mạc này tốn nhiều thời gian để bong tróc hết, đưa ra khỏi cơ thể nên thời gian hành kinh kéo dài và bị rong kinh.
- Tác dụng của thuốc tránh thai. Sau sinh nhiều mẹ chọn cách sử dụng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt bất ổn.
- Những mẹ phải sinh mổ dễ bị tổn thương buồng trứng, tử cung nên dẫn đến rong kinh.
- Rong kinh sau khi sinh còn có thể do nguyên nhân bệnh lý: u xơ tử cung, viêm nội mạc, lạc nội mạc, ung thư tử cung…
Rong kinh sau khi sinh có nguy hiểm không?
Rong kinh sau sinh sẽ để lại những vấn đề sau đây:
– Rong kinh kéo dài dẫn đến lượng máu bị mất nhiều và các bà mẹ sau sinh dễ bị thiếu máu, mất máu. Hậu quả của việc này là các mẹ bầu sau sinh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng hơn có thể xỉu. Đồng thời việc chăm con nhỏ thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể khiến họ cảm thấy kiệt sức và rất nguy hại cho sức khỏe.
– Rong kinh sau khi sinh kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, vi trùng gây bệnh phụ khoa sinh sôi và phát triển dẫn đến bệnh phụ khoa, viêm nhiễm.
– Hầu hết các mẹ sau sinh bị rong kinh đều rất khó chịu, tâm trạng không ổn định, căng thẳng, chán nản, cùng với đó là áp lực chăm con càng khiến các mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng việc rong kinh sau sinh không phải là vấn đề nhỏ và có thể bỏ qua. Nó có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của các mẹ sau sinh. Không chỉ vậy nó còn là một biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải ở phụ nữ sau sinh. Chính vì vậy mà chúng ta tuyệt đối không nên coi thường dấu hiệu rong kinh sau khi sinh con các mẹ nhé.
Làm gì khi bị rong kinh sau khi sinh?
Nếu hiện tượng rong kinh sau sinh chỉ kéo dài 1 hoặc 2 tháng và tự hết thì các mẹ có thể an tâm vì giai đoạn rối loạn này đã qua. Tuy nhiên nếu hiện tượng rong kinh kéo dài (trên 5 tháng) và có các biểu hiện như máu cục đông, đau bụng dữ dội, nhức đầu, nôn ói…thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Lúc này tình trạng rong kinh của các mẹ không còn là hiện tượng sinh lí mà trở thành bệnh lý rồi.
Bên cạnh việc chú ý thăm khám bác sĩ kịp thời thì các mẹ sau sinh cần chú ý những vấn đề sau khi bị rong kinh:
- Cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, không được kiêng khem quá độ dẫn đến không đảm bảo vệ sinh.
- Mặc quần lót thấm hút tốt, thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Không nên quan hệ khi bị rong kinh vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo, tử cung gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Bổ sung các món ăn giàu chất sắt, đạm, rau củ quả, vitamin để tăng cường sức khỏe.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bình luận