- CS1: N5D, Nguyễn Thị Thập, Thanh Xuân, HN; CS2: 974 Trường Sa, P12, Q3, HCM
- sales@hexagon.vn
Tác dụng phụ của hà thủ ô là gì và kiêng kỵ gì? Ai không nên dùng?
Tác dụng phụ của hà thủ ô là gì? Tác hại của hà thủ ô gây tiêu chảy, rối loạn điện giải? Thực hư ra sao? BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Dùng hà thủ ô cần kiêng kỵ gì tránh tác dụng phụ? Không nên kết hợp hà thủ ô với nguyên liệu nào? Những ai nên dùng và không nên dùng hà thủ ô?
Tác dụng phụ của hà thủ ô có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh không? Hà thủ ô đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng hà thủ ô không đúng cách (không đúng thời điểm, liều lượng…) sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Hà thủ ô có tên gọi khác là: Giao đằng, địa tinh, dạ hợp. Loại này được chia làm 2 loại: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Trong dân gian sử dụng hà thủ ô đỏ nhiều hơn vì công dụng tốt hơn loại trắng.
Theo y học hiện đại, hà thủ ô chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Tiến sĩ Ray Sahel, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe nổi tiếng ở Mỹ cho biết: “Hà thủ ô đã có danh tiếng trong việc tăng cường năng lượng và nâng cao tuổi thọ”.
Theo sách “Hiện đại thực dụng trung dược học”: Liều độc LD50 của hà thủ ô sống, dùng lúc đói bụng là 2,7g/kg (dùng liều 2,7g với mỗi 1kg trọng lượng cơ thể), còn liều độc LD50 của hà thủ ô đã qua chế biến là 169,4g/kg. Nghĩa là với liều dùng như trên có thể làm chết 50% động vật thí nghiệm.
Lương y Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhiều người tự ý dùng hà thủ ô để chữa rụng tóc, tóc bạc sớm, đau lưng, yếu khớp gối, yếu cơ, mất ngủ, suy nhược thần kinh… Tuy nhiên, tác dụng phụ của hà thủ ô không phải là không có. Nếu không biết cách chế biến, hà thủ ô rất dễ gây ngộ độc, tiêu chảy, rối loạn điện giải, thậm chí tử vong.
Hà thủ ô gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Hà thủ ô tươi (sống) chưa qua bào chế, còn nguyên củ (tức là chưa qua thái lát và phơi khô). Trong hà thủ ô sống có chứa thành phần Anthraglucosid. Đây là hoạt chất làm tăng kích thích co bóp đường ruột, tăng tiết chất nhầy tiêu hóa, làm lỏng phân gây ỉa chảy.
Vì vậy khi uống hà thủ ô sống dễ bị đau bụng, ỉa chảy. Một số khác có thể gây ra ngủ li bì hoặc gây say, ngủ li bì. Các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận. Cũng có nhiều trường hợp có thể do cơ địa từng người thuộc dạng dương hư.
Nếu xuất hiện những biểu hiện trên khi dùng hà thủ ô, bạn nên đến bác sỹ để được chẩn đoán và tư vấn. Sau đó quyết định nên dùng hà thủ ô tiếp hay không.
Tác hại của hà thủ ô gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay
Do công dụng nhuận tràng quá mức mà hà thủ ô đem lại, khiến khả năng hấp thu kali giảm mạnh dẫn đến rối loạn điện giải. Chính vì sự thay đổi điện giải khiến các cơ trong cơ thể bị yếu, người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.
Do đó, khi dùng nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng dùng. Nếu bạn thấy xuất hiện những tác dụng phụ trên hãy tham vấn ngay ý kiến bác sỹ Đông y.
Bạn cũng có thể sử dụng vitamin B liều cao, dạng tiêm và kết hợp massage, xoa bóp để dây thần kinh cảm giác sớm được hồi phục hơn.
Ngoài những tác dụng phụ của hà thủ ô nếu trên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác nếu sử dụng chúng với một số nguyên liệu cấm kỵ.
Hà thủ ô có thể gây ung thư gan và tử vong nếu dùng quá liều
Mới đây, tờ FoxNews đưa tin, một người đàn ông Trung Quốc 26 tuổi đã tử vong sau một tháng nằm viện vì tiêu thụ quá liều một loại thảo mộc chức năng trị bệnh rụng tóc.
Theo đó, người này đã uống hơn 6,6 pound (gần 3kg) hà thủ ô đỏ (TuberFleeceflower) khiến cho gan bị tổn thương dẫn đến suy gan và tử vong. Trước đó, vào năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã ban hành một cảnh báo về tác dụng phụ tiềm năng của loại thảo dược này.
Những tác dụng phụ này thực tế chưa có nghiên cứu chứng minh. Đây là những tác hại hoàn toàn do kinh nghiệm dân gian của người xưa rút ra.
Tránh tác dụng phụ của hà thủ ô nên kiêng gì?
Theo tài liệu cổ, khi uống hà thủ ô cần kiêng kỵ “3 thứ màu trắng” (tam bạch): Hành củ, tỏi và củ cải trắng. Ngoài ra, còn phải kiêng cả ớt, hồ tiêu và gừng. Vì đây đều là những gia vị cay nóng, có tính phát tán, làm hao tổn tinh huyết. Hiện nay, một số người sử dụng hà thủ ô không thấy khỏe ra và tóc bạc không thấy đen lại. Một trong những lý do là không biết hoặc không tuân theo những kinh nghiệm của người xưa về việc kiêng kỵ.
Khi dùng hả thủ ô chữa bệnh cần kiêng cá không vẩy, kiêng gừng, tỏi, hành, tiết canh để tránh tác dụng phụ.
Khi dùng hả thủ ô chữa bệnh cần kiêng cá không vẩy, kiêng gừng, tỏi, hành, tiết canh để tránh tác dụng phụ.
Vì sao không nên dùng hành, tỏi, gừng khi uống hà thủ ô?
Các loại gia vị này đều chứa nhiều tinh dầu cay, tính nóng. Chúng sẽ ảnh hưởng tới chức năng bổ huyết của hà thủ ô. Theo Đông y hà thủ ô có vị chát, đắng, ngọt; có tính ấm bổ dưỡng vào hai tạng thận và can. Vị thuốc đi vào phần bổ huyết bồi bổ ngũ tạng.
Khi đi vào dinh huyết ngũ tạng cần hạn chế những vị thuốc, hay thực phẩm có tính cay nóng tính hướng đi lên ra phần ngoài cơ thể. Trong khi đó, hà thủ ô đi vào sâu bên trong cơ thể. Gia vị gừng, tỏi, hành lại di chuyển ra hướng ngoài. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô.
Người dùng hà thủ ô phải kiêng huyết động vật
Như các nghiên cứu đã chứng minh, hà thủ ô có công dụng bổ máu. Tác dụng này sẽ bị ảnh hưởng nếu người bệnh ăn tiết canh trong quá trình điều trị bệnh bằng hà thủ ô.
Một số kiêng kỵ khác khi dùng hà thủ ô chữa bệnh
Những ai không nên dùng hà thủ ô?
Những ai nên dùng hà thủ ô?
Y học cổ truyền đánh giá cao vai trò của máu khi quan niệm TÓC là phần thừa của HUYẾT (máu), được huyết nuôi dưỡng. Mà CAN (gan) là nơi tàng trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Mặt khác huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở THẬN, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc.
Thiếu máu, là cơ thể phải dành ưu tiên oxy cho những chức năng sống còn và tóc không nằm trong số đó. Dẫn đến tình trạng RỤNG TÓC. Việc bổ sung các loại thuốc tây y có thể dẫn đến các hệ luỵ về lâu dài không tốt.
Là 1 sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc đông y - kết tinh từ bài thuốc truyền thống (tinh hoa dân tộc) rất hiệu quả cho việc bồi bổ cơ thể, đặc biệt giúp cho phụ nữ có đầy đủ chất để đảm bảo 1 mái tóc đẹp từ trong ra ngoài.
Nếu như bản Hà Thủ Ô Phạm Gia thông thường bạn phải mất đến 2 - 3 lọ bạn mới cảm nhận được thì phiên bản Hà thủ ô Gold 3+++ rất hoàn hào cho kết quả ngay sau 10-15 ngày sử dụng đều.
Hà thủ ô đỏ làm chậm quá trình lão hóa và tăng hồng cầu trong máu khiến da hồng hào, chân tóc đầy đủ chất mọc dầy, chắc chân.
Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp hay dạ giao đằng, được biết đến là vị thuốc trị suy nhược thần kinh, giúp trẻ lâu và đen râu, tóc.
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu, chữa táo bón, mất ngủ, suy thận, gan yếu, suy nhược thần kinh, đau lưng mỏi gối. Theo Tây y, loại cây này chứa nhiều hoạt chất, khoáng tố vi lượng, tinh bột, lipid... có lợi cho sức khỏe.
- Đen râu tóc: Dịch chiết trong hà thủ ô đỏ làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, giúp tóc giữ được màu sậm đen lâu dài. Nhiều người khi dùng một thời gian dài có thể thấy tóc từ màu xám chuyển dần sang màu sậm hơn.
- Da hồng hào: Hà thủ ô thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của hồng cầu giúp da hồng hào, khỏe mạnh. Đối với phụ nữ, loại cây này giúp chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, cải thiện một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Cải thiện tuần hoàn não: Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy hà thủ ô đỏ có tác dụng trong điều trị chứng suy giảm trí nhớ cho người bị Alzheimer.
- Phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm: Các hoạt chất trong hà thủ ô đỏ phạm gia giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch, hạ men gan, kích thích tiêu hóa. Người dùng đúng liều lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ, công dụng có thể so sánh với những vị thuốc quý như linh chi, đông trùng hạ thảo...
Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày dùng 30 viên, chia 2 lần, sau ăn.
Quy cách đóng gói: Hộp 500g
Sản phẩm khách hàng quan tâm và thường đặt kèm:
Cặp dầu gội xả gừng Weilaiya kiềm dầu, sạch gàu, trị rụng tóc
Xịt gừng Nhược Tuyết Phù trị rụng, kích mọc tóc, dưỡng tóc từ gốc
Liquid Nano Curcumin đẹp da - phòng ngừa ung thư - tăng cường sức đề kháng
Tác dụng phụ của hà thủ ô là gì? Tác hại của hà thủ ô gây tiêu chảy, rối loạn điện giải? Thực hư ra sao? BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Dùng hà thủ ô cần kiêng kỵ gì tránh tác dụng phụ? Không nên kết hợp hà thủ ô với nguyên liệu nào? Những ai nên dùng và không nên dùng hà thủ ô?
Bình luận