Đã bao giờ bạn đối mặt với hiện tượng nổi mụn khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da mới? Thực ra, đây là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này lại khá khác nhau. Những nguyên nhân này bao gồm sử dụng các sản phẩm không phù hợp với loại da của bạn; hoặc da đang đẩy mụn; hoặc sản phẩm quá mạnh đối với da của bạn. Hãy xem chi tiết về từng nguyên nhân trong bài viết này nhé.
Kết cấu sản phẩm không phù hợp với loại da
Theo quy tắc chung, những người sở hữu làn da khô thu được nhiều lợi ích nhất từ những loại kem dưỡng ẩm với thành phần được xếp vào loại chất “khoá ẩm” (occlusive agents) (ví dụ, petrolatum dùng trong mỹ phẩm (như vaseline), dầu khoáng, silicon) và các sản phẩm có kết cấu water-in-oil (nhiều dầu, ít nước) (nghĩa là, “kem dưỡng (cream)” thay cho sữa dưỡng (lotion), và những sản phẩm có tên kèm theo chữ “enriched” (giàu dưỡng chất))

Mặt khác, những người sở hữu làn da dầu thu được lợi ích từ các loại nhũ tương (emulsion) oil-in-water, tức là ít dầu và nhiều nước; cũng như các loại kem dưỡng không chứa dầu, với chất tạo ẩm (humectant) (ví dụ như propylene glycol, axit alpha hydroxy, hoặc glycerin); và những loại kem dưỡng dạng gel.
Những người sở hữu làn da hỗn hợp hay da thường có thể tối đa hoá hiệu quả chu trình dưỡng da của họ bằng cách thoa thêm các loại kem dưỡng đậm đặc và giàu dưỡng chất hơn lên những phần da bị khô, và các loại sữa dưỡng mỏng, nhẹ hơn lên những phần da đổ nhiều dầu. Một phương án khác, họ cũng có thể chỉ đơn giản sử dụng các sản phẩm kết cấu nhẹ vào mùa hè và các sản phẩm đậm đặc, dưỡng sâu hơn vào mùa đông.
Sản phẩm quá mạnh so với da bạn
Sản phẩm mà bạn đang sử dụng có thể gây tác dụng quá mạnh, thúc đẩy phân chia tế bào quá nhiều và quá sớm. Điều này khiến cho những nốt mụn viêm trở nên sưng tấy và tồi tệ hơn. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ da liễu thường khuyên bạn bắt đầu sử dụng những sản phẩm như retinoid, axit alpha hydroxy, và các sản phẩm có chứa niacinamide mỗi tối cách ngày và với liều lượng thấp.

Thông thường, làn da sẽ có khả năng chịu được việc tăng cường sử dụng một sản phẩm dưỡng da được dùng cách ngày lên thành dùng mỗi ngày sau từ 2-3 tuần. Tăng cường nồng độ sẽ khó khăn hơn một chút, tuỳ vào mỗi người. Nhìn chung, nâng nồng độ dần dần (ví dụ như từ 0,3% đến 0,6% retinol hoặc 8% đến 10% axit glycolic) có thể được thích nghi sau khi sử dụng được 1-2 tháng. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng đây chỉ là trường hợp chung, và một số bệnh nhân vẫn có thể bị kích ứng và/hoặc nổi mụn sau khoảng thời gian thích nghi này.
Da bạn đang đẩy mụn
Đẩy mụn được định nghĩa là hiện tượng tình trạng da hiện tại của bạn xấu đi. Đó có nghĩa là nếu bạn bị tắc nghẽn lỗ chân lông, chúng có thể biến thành mụn đỏ hoặc mụn mới. Nếu bạn có mụn nhỏ, chúng có thể trở nên khó chịu và sưng to hơn. Triệu chứng của bạn sẽ trở nên xấu đi rồi lại tốt hơn. Nhìn chung hiện tượng này sẽ lắng xuống ở bất kỳ đâu từ 2 tuần (với BHA) đến 6 tuần (với các loại retinoids) và sau đó da bạn sẽ trở nên cải thiện. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn đẩy mụn và nổi mụn và kích ứng da nhé.

Sản phẩm có chứa thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông
Hãy chú ý xem sản phẩm có chứa các thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông như: Lanolin, Carrageenan, Sodium Lauryl Sulfate, Octyl Stearate, Isopropyl Isostearate, Isopropyl Myristate… Đơn giản loại bỏ một sản phẩm khỏi chế độ chăm sóc da của bạn khoảng 2 tuần, và chú ý xem chất lượng làn da bạn tăng lên hay giảm xuống. Kiểm tra các sự thay đổi trong lượng dầu sản sinh trên da, độ khô nứt, ửng đỏ, các đợt mụn, độ nứt nẻ, và chất lượng làn da tổng thể. Một khi bạn đã thử nghiệm, bạn cân nhắc việc sử dụng hay loại bỏ sản phẩm.
Nếu bạn dễ nổi mụn, hãy ngưng uống sữa!
Chúng ta luôn cố gắng tìm kiếm những sản phẩm mới nhất và tuyệt vời nhất giúp làn da tỏa sáng hoàn hảo, nhưng đôi khi những sản phẩm kì diệu ấy lại không có tác dụng. Nguyên nhân không hoàn toàn do sản phẩm, mà là do những hoạt động bên trong cơ thể chính chúng ta.
Như người ta vẫn thường nói, “Những gì bạn ăn sẽ thể hiện qua chính cơ thể bạn” (you are what you eat) và điều này là hoàn toàn chính xác. Da của bạn sẽ phản ứng với những gì bạn đưa vào cơ thể, và trong một số trường hợp, chế độ ăn uống của bạn sẽ gây ra sự tàn phá lên làn da. Trường hợp chúng ta cần chú ý đến: một hiện tượng gần đây được gọi là “dairy face”. Sữa, phô mai và những chất tương tự có thể là thủ phạm chính gây ra những nốt mụn xấu xí trên mặt bạn đấy. Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao chúng lại xảy ra chưa?

Sữa, phô mai và những chất tương tự có thể là thủ phạm chính gây ra những nốt mụn xấu xí
Nguyên nhân
Các nhà khoa học đã kiểm chứng rằng mối tương quan giữa việc uống nhiều sữa và tỉ lệ bị nổi mụn là rõ rệt. Người uống nhiều sữa sẽ bị mụn nặng hơn là người không uống sữa. Một đề tài nghiên cứu đã được công bố vào cuối năm 2008 trên tập san của Viện Hàn Lâm Khoa học Hoa Kỳ về da liễu ( Journal of the American Academy of Dermatology) đã nghiên cứu trên hàng ngàn nam nữ thanh thiếu niên tại Mỹ và có kết luận, việc uống càng nhiều sữa mỗi ngày thì xu hướng bị mụn sẽ càng tăng cao.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy được trong sữa bò có chứa một loại hormone Androgen và một chất có tên là IGF-1 (Insulin-like grown factor 1) là hoạt chất liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành mụn.
Testosterone là hormone Androgen có tác dụng gây tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bịt kín lỗ chân lông và gây nên mụn. Testosterone là một chuỗi phán ứng sẽ sinh ra DHT ( Di-hydrotestosterone). Các nhà nghiên cứu phân tích được rằng sữa bò tự nhiên có chứa nhiều DHT, chính vì vậy mà người bị mụn sẽ có phản ứng sinh học gây ra mụn mạnh hơn đối với hormone có trong sữa.
Khi sử dụng các dạng tẩy da chết hóa học như AHA, BHA hay các thành phần giao tiếp tế bào như retinoids, bạn thường gặp hiện tượng đẩy mụn (purging). Đây là dấu hiệu cho thấy các hoạt chất bạn đang sử dụng có tác động tốt đối với da. Tuy nhiên, có một điều đáng sợ là những triệu chứng của ‘đẩy mụn’ và ‘nổi mụn’ (breakout) tương đối giống nhau. Chính vì vậy, bạn thường cảm thấy phân vân có nên sử dụng tiếp các sản phẩm mình đang dùng hay không? Vậy thực ra có cách nào phân biệt hiện tượng đẩy mụn với các vấn đề khác như nổi mụn, kích ứng hay dị ứng không. May mắn thay, câu trả lời là có.

Đừng nhầm lẫn đẩy mụn với nổi mụn, kích ứng, dị ứng
Đẩy mụn (purging) là gì?
Đẩy mụn được định nghĩa là hiện tượng tình trạng da hiện tại của bạn xấu đi. Đó có nghĩa là nếu bạn bị tắc nghẽn lỗ chân lông, chúng có thể biến thành mụn đỏ hoặc mụn mới. Nếu bạn có mụn nhỏ, chúng có thể trở nên khó chịu và sưng to hơn. Triệu chứng của bạn sẽ trở nên xấu đi rồi lại tốt hơn. Nhìn chung hiện tượng này sẽ lắng xuống ở bất kỳ đâu từ 2 tuần (với BHA) đến 6 tuần (với các loại retinoids) và sau đó da bạn sẽ trở nên cải thiện.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng mụn kéo dài hơn 3 tháng, mụn mới có thể không phải là kết quả của việc đẩy mụn. Nếu triệu chứng của bạn xấu đi liên tục, đó không phải là đẩy mụn và bạn cần cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác.

Đẩy mụn được định nghĩa là hiện tượng tình trạng da hiện tại của bạn xấu đi
Lưu ý, đẩy mụn chỉ xảy ra khi bạn dùng các hoạt chất tẩy da chết như AHA, BHA, sản phẩm lột, tẩy da chết vật lý hay retinoids. Vì sao? Vì các chất tẩy da chết khiến cho các khu vực bị tắc nghẽn được đẩy từ bên trong ra bên ngoài bề mặt da. Do vậy, bạn không thể bị đẩy mụn nhờ dùng kem dưỡng ẩm hay kem chống nắng mới. Nếu bạn thấy da được đẩy mụn sau khi dùng một loại dưỡng ẩm mới (hay bất kỳ sản phẩm mới nào không chứa các hoạt chất tẩy da chết), có thể bạn đã bị nổi mụn (breakout).
Đẩy mụn và breakout khác nhau ra sao?
Nếu bạn dùng một sản phẩm mới và bắt đầu nổi mụn ở những vùng da trước nay bạn không nổi mụn, có thể đó không phải là đẩy mụn. Cụ thể, nếu trán bạn thường ngày sạch mụn, nhưng bạn lại bị mụn khi dùng loại tẩy da chết mới mua, và hiện tượng nổi mụn này không lắng dịu sau vài tuần, có thể bạn đã bị breakout. Thực ra có khả năng bạn bị nổi mụn ở những khu vữ mới trong khi đang đẩy mụn, nhưng nếu hiện tượng mụn này tiếp tục trong thời gian dài mà không có cải thiện, nghĩa là bạn đang bị mụn và nên ngừng ngay việc sử dụng sản phẩm.
Vậy làm sao để phân biệt đẩy mụn với dị ứng và kích ứng?
Nếu da nổi nốt đỏ li ti và ngứa ngứa không giống mụn bình thường thì đây rất có thể là da bạn đang bị dị ứng. Bạn nên thử dừng sử dụng sản phẩm BHA/AHA một thời gian xem có đỡ không để xác định rõ nguyên nhân. Bạn có thể thử lại sau khi da sạch, nếu thấy hiện tượng này lại xuất hiện thì khả năng là bạn dị ứng với sản phẩm.
Thông thường, khi bị đẩy mụn, da bạn có thể bị đỏ do mụn hình thành. Đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu bạn bị kích ứng, da sẽ trở nên nóng, đau nhói và nhạy cảm. Để xem có phải thực sự là da bị kích ứng không, hãy dừng sản phẩm trong khoảng 2 tuần. Nếu da bạn dịu lại sau khi dừng sử dụng sản phẩm, có thể da đã bị kích ứng. Nếu da bạn vẫn không khá hơn sau khi ngừng sử dụng, có thể bạn đã bị đẩy mụn hoặc nổi mụn.
Thông thường, da bị kích ứng khi tẩy chết quá mức, dẫn đến lớp màng chắn tự nhiên của da bị đứt đoạn và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Trong trường hợp này bạn nên tìm đến các sản phẩm BHA/AHA với nồng độ % thấp hơn cho da quen dần với acid rồi tăng dần nồng độ theo thời gian.
Khi nào nên ngưng sử dụng sản phẩm
Khá khó để quyết định khi nào bạn nên dừng một sản phẩm vì bạn không bao giờ biết được thực sự quá trình đẩy mụn sẽ diễn ra bao lâu. Thông thường, bạn nên sử dụng sản phẩm mới trong 3 tháng và theo dõi xem sau 3-4 tuần đầu, da có cải thiện được chút nào không. Nếu bạn vẫn bị mụn sau 3 tháng (hoặc nếu da không có chút cải thiện nào sau 3 tuần), bạn nên chuyên sang sản phẩm khác. 3 tháng là thời gian đủ để da bạn tái tạo và đẩy các nốt mụn tiềm năng lên bề mặt da. Nếu không làm được điều này, nghĩa là nó không có hiệu quả.
Nếu đẩy mụn thành công thì sau đó có cần dùng tiếp BHA/ AHA không?

Nếu da đã trải qua quá trình đẩy mụn và lấy nhân xong, da láng mịn sạch mụn rồi vẫn nên duy trì việc dùng tẩy da chết hóa học AHA/BHA nhưng bạn nên giảm nồng độ xuống hoặc giảm tần suất dùng xuống còn 2-3 lần 1 tuần thay vì dùng hằng ngày như trước kia. Kết hợp dưỡng ẩm và chống nắng đầy đủ để hạn chế tình trạng da khô, hoặc tổn thương do tia UV.
Bình luận