Khi nghĩ đến thứ nước thần màu nâu mang tên cà phê, chúng ta thường gắn chúng với những mỹ từ như “món quà của Thượng Đế” hay “thứ thiết yếu của cuộc sống”. Nhưng khi nói đến sự gắn kết giữa cà phê và làn da của chúng ta, mọi thứ đều khá mơ hồ. Một số người nói rằng cà phê có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mụn trứng cá và làm cho da bị khô, trong khi những người khác nói rằng nó không hề ảnh hưởng đến da của bạn một chút nào. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra sự thật về cà phê tác động như thế nào đến làn da của bạn, dựa trên một số nghiên cứu khoa học.
Một số người nói rằng cà phê có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mụn trứng cá và làm cho da bị khô
Cà phê có thể làm giảm nguy cơ ung thư da
Dù cho bạn có nói thế nào về sự tác động của cà phê đến lớp trên cùng của làn da bạn, bạn nên biết rằng nó cũng tác động dưới bề mặt da. Theo nghiên cứu này gần đây được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia, việc uống nhiều cà phê sẽ giúp giảm tỉ lệ khối u ác tính phát triển thành ung thư. Trong nghiên cứu trong vòng 10 năm rưỡi, các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn uống của gần 450.000 người, và kết quả họ tìm thấy rất đáng ngạc nhiên. Những người uống hơn bốn cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị các khối u ác tính thấp hơn 20% so với người không uống cà phê (cần lưu ý rằng điều này áp dụng cho người uống cà phê dạng thường, không phải cà phê dạng decef – cà phê khử caffein). Điều này không có nghĩa là bây giờ bạn cần phải tăng lượng cà phê bạn tiêu thụ và bắt đầu uống bốn ly mỗi ngày – tác giả của cuộc nghiên cứu này cũng đã cảnh báo rằng kết quả của họ cuối cùng cũng chỉ là sơ bộ.
Việc uống nhiều cà phê sẽ giúp giảm tỉ lệ khối u ác tính phát triển thành ung thư
Cà phê có thể gây mụn
Bạn có thể bị nổi mụn khi bạn làm việc đặc biệt căng thẳng. Đó là bởi vì các hormone gây căng thẳng (ví dụ, cortisol) cũng có thể gây mụn trứng cá – chúng làm cho cơ thể của bạn tiết ra insulin, khiến da của bạn sản xuất dầu dư thừa, sản xuất quá mức các tế bào da mới, và tăng mức độ viêm của cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những người uống một tách cà phê trước một sự kiện gây căng thẳng sẽ tăng 211% nồng độ cortisol, so với những người không uống cà phê. Nói cách khác, cà phê có thể nâng cao mức độ căng thẳng của bạn, do đó có thể làm cơ thể bạn sản xuất insulin: sẽ là tin xấu nếu bạn đang phải đấu tranh với mụn trứng cá.
Cà phê không thật sự khiến bạn mất nước
Bạn đã từng nghe về điều: Cà phê có chứa caffeine, là một chất lợi tiểu và do đó chúng sẽ khiến cơ thể mất nước. Nhưng thực sự nó có phải là như vậy không? Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng caffeine là một chất lợi tiểu hầu như rất nhẹ; có tổng cộng 10 nghiên cứu tại Đại học Connecticut cho thấy rằng 12 trong số 15 trường hợp những người đi vệ sinh có cùng một lượng tương đương, bất kể là họ có uống caffeine hay không. Nghiên cứu này thậm chí còn tuyên bố rằng không có sự khác biệt giữa những người uống cà phê so với những người uống nước. Điều vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có một giải pháp dễ dàng cho những người lo lắng rằng thói quen uống cà phê của họ sẽ làm mất nước dưới da- chỉ cần uống nhiều nước hơn.
Nếu bạn uống cùng với kem và đường, cà phê sẽ làm cho vấn đề mụn trở nên nặng hơn
Các nghiên cứu không hề nói dối, các sản phẩm từ sữa có thể gây bùng phát mụn trứng cá. Sữa có chứa rất nhiều hormone tăng trưởng có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể và cuối cùng dẫn đến mụn trứng cá. Đường, mặt khác, có thể gây đột biến insulin (điều chúng tôi đã đề cập trước đó) và làm cho làn da sản xuất bã nhờn- nơi sản sinh các vi khuẩn gây mụn. Vì vậy, nếu bạn đã phải đấu tranh với mụn trứng cá, bạn hãy uống cà phê đen.
Các sản phẩm từ sữa có thể gây bùng phát mụn trứng cá
Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa (có thể có hoặc có thể không có mang lại lợi ích cho làn da của bạn)
Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên từ năm 2005 cho rằng cà phê là một trong số những nguồn chất chống oxy hóa quan trọng trong chế độ ăn uống của Mỹ. Điều này không có nghĩa là nó có nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại trái cây và rau-chỉ là vì chúng ta tiêu thụ nó nhiều hơn. Chúng ta đều biết rằng sở hữu một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe của làn da, nhưng quy trình nghiên cứu thực tế về chất chống oxy hóa được hấp thu và sử dụng trong cơ thể như thế nào vẫn đang tiếp diễn. Chúng tôi chỉ biết được điều này: Chất chống oxy hóa giúp chống lại các phân tử gốc tự do, và các phân tử gốc tự do gây lão hóa. Do đó, chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa da – đặc biệt là khi chúng được đắp lên da.
Có vẻ là cà phê có rất nhiều tác động tốt đến da, nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý, tuy nhiên các nàng dễ nổi mụn vẫn cần lưu ý khi uống cà phê nhé.
Có một vài phương pháp điều trị mụn thú vị và khác thường được truyền tai nhau là có thể thay thế cho những sản phẩm điều trị không kê đơn: Kem đánh răng là phương pháp đáng ngờ nhất, và chúng ta lại càng không có hứng thú với việc sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết dạng hạt bằng chanh và muối (vì vấn đề vệ sinh thôi, những hạt muối vương vãi khắp nơi). Nhưng gần đây chúng tôi đã nhìn thấy và nghe ngóng rất nhiều về phương pháp trị mụn bằng mật ong. Ví dụ như sự bùng nổ của phong trào chăm sóc da bằng mật ong ở các spa trên khắp nước Mỹ. Và trên trang web Reddit thì đầy những tấm ảnh trước và sau của những người đã sử dụng mật ong để trị mụn. Trong một bài viết, một người dùng khẳng định chắc chắn rằng làn da của cô trở nên sạch mụn hơn sau khi cô bắt đầu thoa mật ong nguyên chất lên làn da của mình mỗi ngày. “Chỉ trong 1 tuần mật ong đã có hiệu quả với vấn đề mụn của tôi hơn cả salicylic acid, benzoyl peroxide, sulfur, hay retinoid đã từng làm cho tôi trước đây,” người dùng này viết. Nhưng dù cho Internet có ca ngợi mật ong đến thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn yên tâm, vậy nên chúng tôi đã đến gặp một số chuyên gia hàng đầu nhằm tìm hiểu xem liệu mật ong có thật sự là một phương pháp trị mụn hiệu quả hay không, và tại sao lại như vậy.
Mật ong là một chất kháng khuẩn
Theo trang web của nhà hóa mỹ phẩm Randy Schueller, có bằng chứng xác thực rằng mật ong có khả năng chống lại vi khuẩn (điều bạn kỳ vọng một chất kháng khuẩn phải thực hiện được), nhưng mật ong nguyên chất không thể tiêu diệt vi khuẩn P.acnes (Propionibacterium acnes), một loại vi khuẩn đặc biệt gây nổi mụn. “Trong một nghiên cứu đăng trên Journal of Antibacterial Chemotherapy cho thấy rằng, mật ong (với nồng độ từ 2.5-5%) vô cùng hiệu quả khi được sử dụng để chống lại staphylococci, một vi khuẩn rất có hại,” Schueller viết. “Chúng tôi không tìm thấy được nghiên cứu nào thử nghiệm mức độ hiệu quả của mật ong trên vi khuẩn P. acnes, loại vi khuẩn là nguyên nhân hình thành mụn. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi biết được về cơ chế sát khuẩn của mật ong, có thể tin rằng mật ong cũng sẽ có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt loại vi khuẩn này.” Vậy nên mặc dù không có bằng chứng xác thực nào, trên lý thuyết nó vẫn có một cơ chế sinh học tương tự.
Ưu tiên mật ong nguyên chất
Annie Chiu, một bác sĩ da liễu ở North Redondo Beach, California, nói rằng hãy đảm bảo là bạn chọn mua đúng loại mật ong nguyên chất – bất cứ thứ gì đã qua xử lý sẽ không có tính năng kháng khuẩn tương tự như các nghiên cứu đề nghị. “Hầu hết các thương hiệu mật ong nổi tiếng đều đã xử lý chúng theo một cách nào đó, bằng cách đun nóng hay pha thêm nước. Những loại mật ong đã qua xử lý này sẽ rất có thể không hiệu quả (trong việc điều trị mụn) vì tính chất kháng khuẩn và kháng viêm đã bị phá hủy trong quá trình xử lý,” cô nói. “Tốt nhất là tìm kiếm một loại mật ong hoàn toàn tự nhiên, nguyên chất, chưa qua xử lý, hưa đun nóng và chưa cho thêm các thành phần phụ gia, lý tưởng nhất là mật ong từ những tổ ong hữu cơ không hề được nuôi dưỡng bằng chất hóa học hay kháng sinh.” Chiu khuyên bạn sử dụng mật ong như một lớp mặt nạ và để yên trên làn da của bạn từ 15-20 phút trước khi rửa sạch nhằm giúp điều trị và ngăn ngừa nổi mụn..
Mật ong hiệu quả nhất với mụn viêm
“Mật ong nguyên chất có hiệu quả trong việc làm dịu mụn viêm bởi vì nó có hiệu ứng thẩm thấu (osmotic) trên làn da – mật ong có thể hút ra “những chất dịch thừa” và làm giảm viêm nhiễm,” Kavita Mariwalla, một bác sĩ da liễu ở West Islip, New York, nói. “Mật ong có thể là một tác nhân làm dịu, vậy nên nó cũng có thể giúp ích trong việc giảm thiểu tình trạng mẩn đỏ trên da.” Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn sử dụng thành phần vừa ngọt vừa dính này cho việc làm sạch lỗ chân lông của mình đâu. “Đừng để bị lừa rằng mật ong sẽ kéo bụi bẩn ra khỏi lỗ chân lông vì nó rất dính. Nó có thể để lại một lớp mỏng trên làn da khiến bạn sau đó phải rửa mặt lại thật sạch,” cô nói. “Thật không may, mật ong không như giống như dạng lỏng của miếng dán làm sạch lỗ chân lông Bioré.”
Mật ong không có tác dụng mạnh như thuốc trị mụn truyền thống
Cho dù nguyên chất hay đắt đỏ cỡ nào, thậm chí loại mật ong tốt nhất cũng không phải là một biện pháp thay thế chất lượng cho nhiều loại kem trị mụn truyền thống với các công thức đã được phòng thí nghiệm công nhận. Joshua Zeichner, giám đốc bộ phận nghiên cứu y học và mỹ phẩm của Khoa Da liễu tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York, nhấn mạnh rằng mặc dù mật ong có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, nó không thể hiệu quả bằng các loại thuốc trị mụn đã được thí nghiệm và xác minh hiệu quả. “Mặc dù mật ong có thể đem lại một vài lợi ích trong việc điều trị mụn, nó sẽ không hiệu quả bằng các phương pháp trị mụn truyền thống, như benzoyl peroxide,” bác sĩ nói. “Benzoyl peroxide hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, đồng thời giúp làm thông toáng các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đặc biệt khi bạn có các mụn đỏ sưng to mà bạn mong muốn điều trị càng nhanh càng tốt.” Và mật ong thì sao? Chắc chắn sẽ không thể làm sạch lỗ chân lông cho bạn được rồi. (Hãy nghĩ đến kết cấu dính nhớp nhầy nhụa đó mà xem!)
Mật ong không làm mờ thâm, sẹo
Rachel Nazarian, một bác sĩ da liễu ở thành phố New York, nói rằng mật ong được chứng minh giúp hồi phục vết thương, nhưng nó không có tác dụng gì đối với sẹo. “Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, trong đó sử dụng mật ong như một loại kem thoa ngoài da cho các vết phỏng da, vì mật ong thực sự có thể giúp kích thích quá trình phục hồi vết thương và đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhưng không có bằng chứng tồn tại nào ủng hộ tác dụng của mật ong trong việc làm lành sẹo,” Nazarian nói. Tuy nhiên, Chiu nói rằng, khả năng tăng tốc độ hồi phục của mật ong có thể giúp giảm bớt tình trạng ửng đỏ da sau một đợt nổi mụn nghiêm trọng. “Mật ong có thể giúp giảm thời gian hồi phục, từ đó giảm thiểu triệu chứng tăng sắc tố da (thâm, nám) một số người mắc phải sau nổi mụn. Nhưng một khi sẹo đã hình thành, mật ong không thể làm gì được để khiến vết sẹo ấy biến mất đâu”, cô nói.
Cho dù đã được sử dụng từ hàng thế kỉ – nghệ vẫn được chúng ta săn lùng, vì chúng ta càng ngày càng hiểu thêm về những giá trị lợi ích từ nó. Bột nghệ chính là vũ khí bí mật mới cho làn da khỏe mạnh. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về thứ nguyên liệu đầy chất dinh dưỡng cho da này.
Bột nghệ không chỉ giúp trị sẹo thâm
Mụn
Khi được bôi trên da, nghệ có thể giúp làm mờ dần những vết sẹo từ mụn trứng cá và giúp làm giảm viêm. Chưa hết – bột nghệ còn giúp chống lại sẹo. Bột nghệ vừa có tính kháng khuẩn vừa có tính khử trùng, giúp kiểm soát việc sản xuất dầu gây mụn đầu đen bởi các tuyến bã nhờn.
Để làm mặt nạ từ nghệ, hãy kết hợp bột nghệ và bột gỗ đàn hương với nước cam ép. Đắp hỗn hợp lên toàn bộ khuôn mặt (hoặc chỉ lên vùng bị mụn) trong mười lăm phút, và sau đó rửa sạch.
Chống lão hoá
Là một thành phần tẩy tế bào chết tự nhiên, nghệ được nhiều nền văn hóa phương Đông yêu quý với tư cách là một thành phần chống lão hóa trong chu trình làm đẹp. Những cô dâu Ấn Độ và Pakistani thậm chí còn có truyền thống đắp mặt nạ bột nghệ trước đám cưới. Bột nghệ giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da, làm sáng những vết thâm và làm mờ nếp nhăn. Nghệ cũng có đặc tính chống oxy hóa cao, biến diện mạo trở nên trẻ trung hơn. Để điều trị lão hóa tại nhà, hãy kết hợp bột nghệ với sữa chua và mật ong và đắp trong vòng 15 phút.
Bột nghệ giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da, làm sáng những vết thâm và làm mờ nếp nhăn
Da khô
Nghệ có thể làm nên điều kỳ diệu với da (và cả môi) khô và nứt nẻ. Trộn một chút bột nghệ với tinh dầu (như nho hoặc vitamin E) và thoa lên các mảng da khô và da ngay lập tức sẽ mượt mà trở lại.
Trị gàu
Kết hợp với dầu ô liu, nghệ có thể giúp giảm bớt những tác động gây phiền nhiễu của gàu, bằng cách làm dịu da khô, ngứa và giúp tăng cường lưu thông máu trên da đầu. Hợp chất hoạt tính sinh học chính trong nghệ, được gọi là curcumin, có tính kháng nấm, kháng viêm, sát trùng và kháng khuẩn.
Chữa lành vết nứt da
Đối với những vết nứt ở bàn tay hoặc ở gót chân, hãy kết hợp một vài muỗng bột nghệ với dầu dừa, và ngâm vùng da bị ảnh hưởng vào hỗn hợp. Bạn sẽ phải ngạc nhiên với tốc độ lành da sau đó.
Làm dịu da
Nghệ được biết nhiều nhờ đặc tính làm dịu da, và nhờ có tính sát trùng của nó, nó đặc biệt hữu dụng đối với các vấn đề về da như bỏng, bị nhiễm độc từ cây thường xuân, hoặc da bị ngứa, đỏ, và bị kích thích. Nghệ còn có hiệu quả trong việc làm dịu da bị viêm, đặc biệt là khi kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như sữa chua và sữa.
Làm mờ vết rạn da
Hoạt động giống như bơ ca cao trong thời kì mang thai, nghệ được nhiều phụ nữ sử dụng sau khi sinh để làm sáng và làm mờ dần vết rạn da. Nghệ ở dạng bột có thể trộn với dầu dừa hay nước chanh, và bôi lên vùng da bị ảnh hưởng để làm sáng vết rạn da; hoặc nghệ ở dạng củ có thể được cắt nhỏ, sau đó pha với nước cho sền sệt, bôi lên da và rửa sạch sau 10-15 phút.
Bình luận