Chớ nhầm lẫn liệu pháp ánh sáng IPL và laser

IPL (Intense Pulse Light) là gì?

IPL là công nghệ làm đẹp hay được đánh đồng là laser, nhưng thực tế, chúng rất khác nhau. Trong khi laser là thiết bị tạo ra ánh sáng đơn sắc thì IPL sử dụng ánh sáng đa sắc, năng lượng cao, phát ra dưới dạng xung trong thời gian rất ngắn. Ánh sáng đó xuyên qua các kính lọc, sẽ tạo ra các chùm tia sáng có bước sóng khác nhau (560, 595, 640nm…), sau đó xuyên sâu vào da với nhiều mức độ khác nhau để điều trị một số bệnh da và các vấn đề về thẩm mỹ mà không làm tổn thương da và mạch máu vùng đó. Cách đây gần 15 năm, máy IPL đầu tiên đã được trình làng với lập trình ban đầu là để triệt lông và trẻ hóa da. Chỉ 3 năm sau lần đầu tiên ra mắt, IPL từ một phương pháp không ai biết tới, ít được quan tâm, đã nhanh chóng trở thành một thiết bị thẩm mỹ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, và nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn lẫn người tiêu dùng.

lieu-phap-anh-sang-ipl-2

IPL là công nghệ làm đẹp hay được đánh đồng là laser

IPL thường được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Trẻ hóa da: do IPL kích thích tăng sinh collagen, đồng thời giúp collagen sắp xếp thành các dãy sợi song song nguyên vẹn, làm làn da già cỗi mỏi mệt chùng nhão đầy những nếp nhăn li ti trở nên non mịn hơn, tươi sáng, đều màu và căng đầy hơn.

Tăng sắc tố da (nám da, đốm nâu…)

Các nguyên nhân chính của nám là tiếp xúc ánh sáng mặt trời, hoormon (mang thai, uống thuốc ngừa thai…), stress, mỹ phẩm, vv…

Một người thân của tôi đã chiến đấu với các đốm nám ở hai bên má và trán trong suốt gần 8 năm (lúc ấy tôi chưa là bác sĩ da liễu). Dù khi đó cô chỉ mới 23 tuổi, chưa hề mang thai và không dùng một loại thuốc nào cả. Việc điều trị dai dẳng gần như khiến cô ấy tuyệt vọng, và 3 năm trở lại đây các đốm nám càng rõ hơn dù cô ấy đã thử gần hết các loại thuốc uống và thuốc thoa. Hiện tại, cô ấy không thể ra đường nếu chưa trang điểm để che nám, dù trước đó da của cô ấy khá đẹp và cô hầu như không bao giờ trang điểm. Cô kể lại tôi nghe về kinh nghiệm điều trị nám bằng IPL của chính cô như sau “Vài ngày sau khi IPL trị nám, da tôi trông có vẻ tối màu hơn, sau đó nó hơi bong tróc một chút, để lộ ra một lớp da trắng non mềm bên dưới. Sau lần đầu tiên, tôi khá sốc khi biết vài thông tin trên tạp chí y học nước ngoài rằng một số bác sĩ da liễu đã cảnh báo IPL không phải là lựa chọn đầu tay và hiệu quả nhất cho nám. Đồng thời tôi cũng đọc thấy rằng một số bác sĩ khác lại cho rằng nó đem lại kết quả tích cực. Tôi chẳng biết tin ai cả.”

Theo lý thuyết thì khi ánh sáng IPL đến da, ánh sáng đó sẽ được các hạt sắc tố dưới da hấp thụ. Các hạt sắc tố trở nên nở to ra, và dễ dàng bị ánh sáng đập thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các mảnh nhỏ này được đại thực bào “dọn dẹp” dần, và loại ra khỏi cơ thể qua quá trình trao đổi chất. Nhưng trên thực tế, IPL chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất trong điều trị nám da, thậm chí nhiều bác sĩ da liễu tin rằng hiệu quả IPL trong trị nám còn thua các thuốc thoa có chứa Hydroquinon và tretinoin. Đó là lý do IPL đôi khi được sử dụng để làm giảm các tình trạng da tăng sắc tố như tàn nhang, đốm sạm nám, đốm nâu, nhưng không được ưa chuộng lắm… Điều trị nám tốt nhất hiện nay là laser Q-Switched, nhưng cũng cần phối hợp thêm với thuốc uống và thuốc thoa để đem lại hiệu quả cao nhất.

Triệt lông: không một cô gái nào muốn cơ thể mình rậm rạp toàn lông và lá như một người đàn ông cả. Nhưng đa phần các cô gái ngán ngẩm các phương pháp triệt lông gây đau như wax hay cạo hay nhổ. Phải những ai lông lá đầy mình, mới hiểu được cám dỗ của việc được việc diện bộ bikini tắm nắng hè khoe chân nuột nà nó cám dỗ như thế nào. Vì thế, cụm từ “triệt lông vĩnh viễn” trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Trong lĩnh vực triệt lông, IPL được các thẩm mỹ viện ưa chuộng vì giá thành máy IPL tương đối mềm, thao tác đơn giản, lại khá hiệu quả. Sau khi triệt lông bằng IPL, ngoài việc thoát được các sợi lông không mong muốn, làn da vùng triệt lông cũng sẽ sáng, săn chắc và mịn màng hơn, lỗ chân lông cũng được thu nhỏ.

lieu-phap-anh-sang-ipl-3

IPL được các thẩm mỹ viện ưa chuộng vì giá thành máy IPL tương đối mềm

Chúng ta phải hiểu từ “vĩnh viễn” ở đây thế nào cho đúng?

Khi ánh áng IPL đi xuyên qua da, nó sẽ tác động lên nang lông và melanin ở sợi lông, khiến sợi lông đó trở nên yếu ớt hơn, đồng thời làm chu trình phát triển của lông kéo dài ra, khiến lông mọc chậm hơn và màu lông nhạt đi, chứ không phải là làm một lần và cả đời bạn lông sẽ không mọc lên nữa. Hiệu quả triệt lông là tốt nhất đối với những người da trắng – lông đen – dầy , hiệu quả rất kém với người da đen – lông mỏng – nhạt màu. Một quy trình triệt lông bằng IPL thường 6-8 lần, mỗi lần cách nhau mỗi 6 tuần, sẽ đem lại hiệu quả triệt lông khoảng 80-90 và thường chỉ duy trì hiệu quả trong 2-5 năm tùy cơ địa mỗi người, lối sống, hoormon và thuốc.

Các chỉ định khác của IPL: giảm mụn trứng cá bằng cách tác động đến vi khuẩn P.acnes giúp giảm tình trạng viêm đỏ của mụn trứng cá, điều trị tình trạng dãn mạch và u máu, thu nhỏ lỗ chân lông. Bạn có thể xem kết quả của MC Thúy Hạnh sau một tuần kết hợp điều trị IPL.


Mọi người luôn nói IPL hoàn toàn an toàn, không hề có tác dụng phụ, có đúng vậy không?

Theo cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), IPL được đánh giá là hiệu quả và khá an toàn khi điều trị. Các tác dụng phụ hầu như rất ít. Nhưng nếu có tác dụng phụ, thường là đỏ da kèm đau và phù nề nhẹ, tự hết trong vòng 2-48 tiếng. Số ít trường hợp sử dụng mức năng lượng cao, có thể có tình trạng xuất huyết dưới da 1-3 ngày, mụn nước, đóng mài, thậm chí bỏng da, sau đó để lại vết thâm. Nhưng gần như không có trường hợp nào để lại sẹo vĩnh viễn, mà sẽ trở lại bình thường sau đó.

lieu-phap-anh-sang-ipl

Hiện nay, các trung tâm làm đẹp hay quảng cáo là chỉ có công nghệ IPL của thẩm mỹ viện chúng tôi là “hiệu quả vượt trội, là số một hiện nay, là mới nhất, mọi thứ đều nhất” khiến chúng ta trở nên rối trí và hoang mang “cái nào cũng mới nhất vậy cái nào là mới nhì?”. Thực tế, IPL chỉ là IPL, tất cả đều là ánh sáng đa sắc, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt để điều trị, không có sự khác biệt nào. Khác biệt nếu có, mà chúng ta cũng nên hỏi thẩm mỹ viện đó, là máy IPL của họ xuất xứ từ nước nào. Nếu là máy của Trung Quốc, bước sóng có thể ngắn hơn và không ổn định, hiệu quả thì ít mà lại dễ gây rát bỏng/thâm hơn so với các máy có xuất xứ tốt hơn như Hàn Quốc, Mỹ, vv…

Những ai không nên sử dụng IPL?

Đó là những ai có:

  • Tiền căn ung thư da

  • Suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, sau ghép tạng, hoặc đái tháo đường có mức đường huyết chưa ổn định.

  • Các bệnh da bị kích ứng bởi ánh sáng có bước sóng 500-1200nm như herpes simplex tái phát, lupus ban đỏ, bệnh porphyria.

  • Đang sử dụng thuốc gây nhạy cảm ánh sáng như isotretinoin, tetracycline, hoặc các thuốc ức chế hệ miễn dịch (methotrexate, cyclosporin, azathioprine…), thuốc kháng đông

  • Các tình trạng khác có thể làm được, nhưng cần cân nhắc, và chúng ta nên thông báo với bác sĩ, để được tư vấn rõ hơn: Cơ địa sẹo lồi, da rất khô, mới bị bỏng nắng trong vòng 3 tuần, loại da type VI (da sậm) hoặc đang có thai.

Tóm lại, IPL là một công nghệ không còn xa lạ gì đối với những người hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ cũng như với những ai yêu thích làm đẹp đang tìm kiếm phương pháp nào an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, IPL đòi hỏi sự lặp đi lặp lại, cách định kỳ. Tùy vào mục đích điều trị của chúng ta là gì, IPL thường sẽ cho kết quả tốt nhất và toàn diện nhất khi kết hợp với: botox, fillers, laser, phẫu thuật thẩm mỹTuổi trẻ và sắc đẹp là những tài sản quý giá nhưng lại hết sức mong manh khó giữ gìn.

Một người phụ nữ thông minh sẽ biết chọn lựa cho mình phương pháp phù hợp và hiểu được rằng, trên hành tinh này không có một giải pháp nào có thể trả lại cho bạn vẻ son trẻ mơn mởn. Thời gian vẫn đang trôi qua từng giây từng phút, và sắc đẹp có quay lại cũng chỉ là tương đối mà thôi, rồi lại đi. Đừng để những lời giới thiệu “điều trị triệt để, giải quyết tận gốc, cam kết 100%, vẻ đẹp hoàn hảo” làm mất quá nhiều tiền, quá nhiều thời gian và hy vọng của bạn.

Đừng để chiếc điện thoại phá hủy làn da bạn 

Có lẽ tất cả chúng ta đều không ngạc nhiên khi biết rằng việc liên tục sử dụng các thiết bị điện tử đang tạo nên những thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi người. Việc bản đồ giấy và những cuốn sách hướng dẫn du lịch trở nên lạc hậu trong thời đại của Google Maps chỉ là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng này. Trong khi đó, rất nhiều người lại không biết rằng hàng ngày, chúng ta đang phải đón nhận những dấu hiệu lão hóa sớm từ việc sử dụng điện thoại và máy tính. Hãy cùng xem chiếc điện thoại phá hủy làn da bạn như thế nào khi bạn không hề hay biết nhé.

dien-thoai-lan-da-2

Chứng lão hóa cổ tech-neck

Có thể bạn đã nghe tới cụm từ tech-neck, hay còn gọi là chứng lão hóa da cổ khi da xuất hiện những nếp nhăn ở cổ và cằm do liên tục cúi đầu xuống nhìn màn hình điện thoại. Tuy nhiên, theo quan sát của các bác sĩ da liễu, đó mới chỉ là một trong nhiều tác dụng phụ mà thiết bị điện tử gây nên cho da. Chúng ta còn có thể gặp hiện tượng nổi mụn do sử dụng điện thoại mà không vệ sinh màn hình thường xuyên, hay vết chân chim ở khóe mắt xuất hiện vì nheo mắt quá nhiều khi nhìn vào màn hình điện thoại và máy tính

Businesswoman using cell phone at desk

Giữ cổ thẳng khi dùng điện thoại

Nổi mụn vùng ‘phone-zone’ dọc hai bên má

Thật khó để chấp nhận sự thật này, khi mà cho đến nay, hầu như không có cách nào để tránh việc sử dụng thiết bị điện tử trong cuộc sống hàng ngày. Phải chăng chúng ta sẽ bắt buộc phải làm quen với hình ảnh một gương mặt đầy nếp nhăn? Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta biết thay đổi thói quen, dù chỉ là một chút mỗi ngày, để hạn chế dần những hậu quả lên da về lâu dài.

Hạn chế các tác động có hại từ điện thoại

Hãy bắt đầu với chứng lão hóa da cổ, một trong những hiện tượng phổ biến nhất mà các bác sĩ da liễu gặp phải ở bệnh nhân của mình trong thời gian gần đây.Cầm điện thoại ở vị trí thấp và liên tục nhìn xuống có thể dẫn tới sự phá vỡ collagen ở cổ và tạo nên một chiếc cổ nhăn nheo.  Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng này là, trước khi quá muộn, hãy cầm điện thoại ở vừa tầm mắt, cho dù có thể bạn chưa quen với tư thế này. Điều quan trọng nhất chính là giữ được một tư thế chuẩn.

Còn để đối phó với hiện tượng mụn xuất hiện ở khu vực dọc hai bên gương mặt (còn gọi là “phone zone”), chúng ta có một cách rất hiệu quả: sử dụng miếng vải chống khuẩn để lau màn hình điện thoại. Thoạt đầu thì đây có vẻ như là hành động mà chỉ những người mắc chứng sợ vi khuẩn mới làm, nhưng thực tế, đây là điều mấu chốt giúp da cách li được với vi khuẩn có hại. Và để tránh việc hình thành vết chân chim quanh mắt, hãy phóng to cỡ chữ trên điện thoại hoặc máy tính để không phải nheo mắt những khi sử dụng. Cực kì đơn giản đúng không nào?

Ngoài ra, việc ham mê sử dụng các thiết bị điện tử cũng có một vài lợi ích. Tin tốt là công nghệ hiện đại cho phép chúng ta tiếp cận nhiều hơn với các thông tin về việc chăm sóc da.”. Qủa đúng là như vậy, các bạn có thể chỉ cần google “Có nên nặn mụn không?” và sẽ có ít nhất một người cho bạn ngay câu trả lời. ( Nếu bạn tò mò thì câu trả là lời “không”. Đừng tự tiện nặn mụn nhé! 

ung-dung-dien-thoai

Cuối cùng, đừng đánh giá thấp hiệu quả của việc mỗi ngày dành ra một vài phút rời mắt khỏi màn hình vi tính. Nó sẽ giúp thư giãn vùng cơ quanh mắt, đồng thời cho não bộ được nghỉ ngơi.

Tăng cường sử dụng các thiết bị điện tử sẽ giữ mọi người ở trong nhà nhiều hơn, đồng nghĩa với đó là làn da chịu ít hơn những tàn phá từ ánh nắng mặt trời. Dẫu biết rằng đây có thể là một điều tốt cho da, nhưng nghe thật đáng sợ đúng không? Đừng hy sinh các hoạt động ngoài trời, hãy ra ngoài và nạp thêm chút Vitamin D cho cơ thể nhé.