Cân bằng độ pH cho âm đạo chính là thấu hiểu sức khỏe sinh sản của bạn

Âm đạo là một bộ phận khá tuyệt vời trong cơ thể của bạn. Nó không chỉ mang lại sự vui sướng, mà nó còn giúp bạn tạo và mang lại sự sống vào thế giới. Thêm vào đó là khả năng tự làm sạch, và bạn có một bộ phận cơ thể thật phi thường. Âm đạo tự làm sạch bằng cách tiết ra các chất lỏng tự nhiên và duy trì độ pH lành mạnh để khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn tốt và ngăn cản vi khuẩn có hại phát triển.

blog-vaginaph-01.jpg?v=1481250277229

Vậy pH là gì?

PH là thang đo về tính axit và kiềm của dung dịch. Độ pH dao động từ 0 đến14: độ pH thấp hơn 7 là có tính axit và độ pH cao hơn 7 được coi là có tính kiềm. Độ pH của âm đạo khỏe mạnh dao động từ 3,8 và 4,5 - vì vậy âm đạo được coi là khỏe mạnh khi nó là một môi trường có tính axit nhẹ.

Vì sao nồng độ pH quan trọng đối với sức khỏe âm đạo

Âm đạo có tính axit nhẹ là một môi trường hoàn hảo cho các loại vi khuẩn tốt phát triển. Chúng sẽ giúp giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh – và hầu hết các vi khuẩn có hại đều rất khó sống trong môi trường axit. Giữ những vi khuẩn có hại đó trong tầm kiểm soát không những quan trọng cho sự vệ sinh và thoải mái nói chung, mà còn giúp chúng ta tránh viêm nhiễm và những bệnh khác. Nồng độ pH trên 4.5 có thể làm cho bạn dễ bị viêm âm đạo, hoặc viêm các mô âm đạo, có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng do nấm men và nhiễm khuẩn âm đạo (nguyên nhân phổ biến nhất của việc tiết dịch âm đạo bất thường) hoặc kích ứng với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Một số bệnh nhiễm trùng âm đạo thậm chí có thể làm cho bạn dễ bị các bệnh STI khác như chlamydia và bệnh lậu.

5 nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi nồng độ pH âm đạo và cách phòng tránh

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ cân bằng pH của âm đạo. Nhưng đừng lo nhé vì có những cách bạn có thể làm để giảm thiểu những ảnh hưởng này đó.

1.      Thụt rửa âm đạo: Nhiều người phụ nữ cảm thấy rằng họ cần phải rửa phía bên trong âm đạo của họ với nước hoặc dung dịch vệ sinh, việc này là không cần thiết vì âm đạo có cơ chế tự làm sạch. Ngay cả nước bình thường cũng có độ pH là 7 – đây là nồng độ cao hơn hẳn mức axit lí tưởng, và các hương liệu được dùng trong nhiều loại nước thụt rửa có thể gây kích ứng. Tất cả những gì bạn cần làm là rửa những bộ phận bên ngoài âm đạo. Nếu bạn để ý thấy mùi nặng và khó chịu, hãy hẹn gặp bác sỹ phụ khoa vì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm.

2.      Quan hệ tình dục:  Độ pH của tinh dịch dao động từ 7.1 đến 8. Do vậy, việc tinh dịch tiếp xúc với âm đạo của bạn có thể gây ra sự thay đổi trong sự cân bằng của âm đạo. Nếu bạn bị kích ứng sau khi quan hệ tình dục, hãy thử sử dụng bao cao su để tránh làm xáo trộn sự cân bằng này.

3.      Kinh nguyệt:  Máu có độ pH là 7.4, vậy nên trong kỳ kinh nguyệt độ pH của bạn sẽ được tăng lên. Hầu hết cơ thể phụ nữ đều có thể xử lý được sự khác biệt này, tuy nhiên một số thấy rằng họ dễ bị nhiễm trùng trong khi hoặc sau khi hành kinh. Hãy chú ý đến dịch kinh của bạn trong khoảng thời gian này và để ý tới bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào. Và nếu bạn sử dụng dung dịch vệ sinh, tại bất kỳ điểm nào trong chu kỳ của bạn - hãy chắc chắn rằng nó có độ pH cân bằng và đủ nhẹ nhàng để giúp bạn duy trì một âm đạo khỏe mạnh và thoải mái.

4.      Tampon: Tampon thấm dịch kinh của bạn và tất cả các vi khuẩn - tốt và xấu. Chúng có thể ngăn chặn các vi khuẩn có lợi khỏi việc giữ độ cân bằng pH của bạn và có thể cung cấp cho các vi khuẩn có hại một môi trường để phát triển. 

5.      Cho con bú và thời kì mãn kinh: Hoóc môn của phụ nữ, đặc biệt là estrogen, góp một phần quan trọng trong việc giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh và pH luôn ở trong môi trường axit nhẹ. Khi phụ nữ cho con bú hoặc bắt đầu thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen thấp, đôi khi dẫn đến những chứng bệnh như teo âm đạo và gây ra độ pH cao hơn. Nếu bạn đang cho con bú hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh, hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa về các giải pháp để giữ cho độ pH của bạn trong mức độ kiểm soát. Họ có thể gợi ý các thức uống dinh dưỡng bổ sung hoặc kê cho bạn các loại kem để giúp bạn giữ được độ cân bằng.

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy men vi sinh - vi khuẩn tốt như trong sữa chua - có thể giúp tăng số lượng vi khuẩn tốt và giữ cho độ pH của bạn có tính axit. Nhưng không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý về hiệu quả của men vi sinh trong việc phòng ngừa nhiễm trùng. Để ý đến cơ thể của bạn là một phần quan trọng của việc tránh các vấn đề pH và nhiễm trùng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc kết cấu và mùi dịch kinh của bạn thay đổi trong kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn lo ngại về bất kỳ triệu chứng nào thì bạn luôn có thể đến bác sĩ để kiểm tra nhé.

Bài viết liên quan: